Giải pháp phòng chống say nắng, nóng cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết

🌞🔥 NẮNG NÓNG ĐỈNH ĐIỂM: TRẺ BỊ SAY NẮNG, SAY NÓNG (SUNSTROKE/ HEATSTROKE) – XỬ TRÍ VÀ PHÒNG TRÁNH CHA MẸ NÊN BIẾT
 
Thời tiết nắng nóng oi bức, bên cạnh các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, da,… phụ huynh cần đề phòng tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ. Trẻ bị say nắng, say nóng có thể bị tăng nhịp tim, khó thở, co giật, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
——–✬✫✬——–
SAY NẮNG, SAY NÓNG NGUY HIỂM THẾ NÀO?
🌞 Khi bị nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ cho cơ thể như: giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người sẽ có một ngưỡng đáp ứng khác nhau, khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, sẽ dẫn đến bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi, gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng: sốt cao trên 40 độ C, buồn nôn và nôn; da nóng, khô, đỏ; tăng nhịp tim, khó thở; có thể bị ảo giác như nói lắp, không kiểm soát được hành vi, co giật hoặc hôn mê; đau, nhức nhói đầu, thậm chí có thể gây tử vong.
——–✬✫✬——–
💥 XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ SAY NẮNG, SAY NÓNG?
👉 Nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí kịp thời bằng thực hiện nhanh các biện pháp sau:
 – Gọi bác sĩ hoặc xe cấp cứu ngay lập tức.
 – Làm mát cho bé càng nhanh càng tốt bằng cách bế trẻ đến chỗ mát, thoáng khí. Lau mát cho bé bằng nước mát và quạt cho bé. Lưu ý: trong các trường hợp say nắng, say nóng uống hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol cũng không làm trẻ hạ sốt.
 – Nếu bé hôn mê, gọi hỗ trợ và hồi sức tim phổi ngay.
 – Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.
 – Liên tục theo dõi thân nhiệt tim phổi của bé trong khi đợi bác sĩ và xe cấp cứu.
 
✅ Ngoài ra, mệt lả do nóng cũng là tình trạng nhiều trẻ gặp phải trong mùa hè khi nhiệt độ tăng cao và hoạt động, tập luyện thể lực nhiều giờ dưới trời nóng bức. Vì vậy, cha mẹ cũng cần chú ý, khi trẻ có các triệu chứng: da lạnh, nhợt nhạt; ra mồ hôi; hoa mắt; ngất; yếu mệt cần sơ cứu ngay bằng cách:
 
 – Gọi bác sĩ ngay lập tức.
 – Đặt trẻ nằm ở nơi mát mẻ, thoáng khí.
 – Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ thấy tỉnh táo hơn.
 – Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của trẻ và điều trị bù nước phù hợp.
 – Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường đến cơ sở y tế.
 
– Tham khảo từ bệnh viện nhi Trung ương-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *