Kế hoạch BDTX cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên năm học 2018- 2019

PHÒNG GD&ĐTTHÀNH PHỐ LÀO CAI                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON ÁNH HỒNG                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Số: 01 KH/ CM-TrMN                                                                                                                                                                                                       Bình Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2018
 
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
Năm học 2018 – 2019
       Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT- BGD&ĐT ngày 10/07/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/TT- BGD&ĐT ngày 17/8/2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; 
     Căn cứ Kế hoạch số 88/KH- SGD&ĐT ngày 21/5/2018 của Sở GD&ĐT Lào Cai về việc bồi dưỡng Cán bộ quản lý, giáo viên hè 2018 và năm học 2018- 2019; Kế hoạch số 23/KH- PGD&ĐT ngày 05/7/2018 của Phòng GD&ĐT Lào Cai về việc bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hè 2018 và năm học 2018 – 2019;
     Căn cứ kết quả thực hiện bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018 và điều kiện thực tế nhà trường năm học 2018- 2019; Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Trường mầm non Ánh Hồng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2018- 2019 như sau:
     I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
     1. Đội ngũ

     – TS CBQL, GV, NV: 35 đ/c. Trong đó:
    + CBQL: 03 đ/c. Trình độ: ĐHSP: 03 đ/c
    + Giáo viên: 20 đ/c (Trình độ: ĐHSP: 3 đ/c; CĐSP: 13 đ/c; TCSP: 4 đ/c)
    + Nhân viên: 12 đ/c ( HĐ ngân sách: 02 đ/c; HĐXHH: 10 đ/c). Trình độ: Trung cấp: 01 (Y tế); cao đẳng: 01 (văn thư); Chứng chỉ: 5 đ/c (cấp dưỡng); chưa qua đào tạo: 5 đ/c ( Bảo vệ + lao công)
     2. Tình hình tổ chuyên môn
     – Tổ chuyên môn: 03 tổ/10 nhóm lớp. Trong đó:
     + Tổ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có 6 đồng chí / 03 lớp
     + Tổ mẫu giáo nhỡ  4-5 tuổi có 6 đồng chí/03 lớp
     + Tổ mẫu giáo bé + Nhóm trẻ 24- 36 tháng có 8 đồng chí /04 nhóm lớp
     3. Thuận lợi, khó khăn
     3.1. Thuận lợi

     – Được sự quan tâm, chỉ đạo, bồi dưỡng sát sao của các cấp lãnh đạo,Thành Ủy Lào Cai, Phòng GD&ĐT Thành phố Lào Cai trong công tác chỉ đạo cũng như công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp học mầm non.
     – Đội ngũ giáo viên nhân có trình độ chuyên nghiệp vụ, đạt chuẩn trở lên. Trong đó trên chuẩn là 82,6%.
     – Đội ngũ luôn đoàn kết có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
     – BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo.
     3.2. Khó khăn
     Một số giáo viên tuổi cao nên việc cập nhật công nghệ thông tin còn hạn chế; Giáo viên mới kinh nghiệm trong công tác chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ chưa nhiều.
     II/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
     1. Mục đích

     – Cập nhật, bổ xung kế thừa, nâng cao nhận thức, năng lực cho CBQL,GV,NV về đường lối, quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước của tỉnh Lào Cai, Sở GD&ĐT Lào Cai; Phòng GD&ĐT TP Lào Cai đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
     – Quán triệt nhiệm vụ năm học; nâng cao nhận thức, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Củng cố bồi dưỡng kiến thức về giáo dục học, tâm lý giáo dục, khoa học sư phạm cho CBQL,GV,NV để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện.
     – Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của CBQL,GV đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
     – Qua bồi dưỡng, cán bộ, giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như công tác quản lý chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
     – Tập huấn, bồi dưỡng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại đơn vị.
     2. Yêu cầu
     – 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều được tham gia bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chung của ngành, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cũng như của trường thông qua các hoạt động giáo dục, giảng dạy để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
     – CBQL,GV tham gia học tập bồi dưỡng nghiêm túc, thiết thực, thực hiện đồng bộ nọi dung bồi dưỡng trong hè vào trong năm học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
     – Từng CBQL,GV, NV tích cực, tự giác bồi dưỡng cho bản thân, lấy tự bồi dưỡng làm nòng cốt; Tập thể ( Tổ chuyên môn, nhà trường) hướng dẫn, giám sát, đánh giá hiệu quả thực sự sau bồi dưỡng, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, giảng dạy tại nhà trường. Tiếp tục phát huy phong trào “Trường giúp trường, thày giúp thầy” trong công tác dạy và học.
     – Đánh giá, xếp loại kết quả bồi dưỡng nghiêm túc đúng thực chất, công bằng, khách quan đúng quy định. Kết quả đánh giá là cơ sở phân xếp loại giáo viên cuối năm.
     III/ ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
     1. Đối tượng bồi dưỡng

     100% CBQL,GV nhà trường
     2. Hình thức bồi dưỡng
    – Bồi dưỡng tập trung tất cả CBQL,GV do Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT tổ chức.
    – Bồi dưỡng tập trung, sinh hoạt nhóm, tổ chức chuyên đề do nhà trường tổ chức;
    – Tự bồi dưỡng do CBQL,GV thực hiện theo kế hoạch cá nhân trong cả năm học.
    – Bồi dưỡng thông qua dự giờ, thăm lớp; tổ chức các chuyên đề, trao đổi, thảo luận, chia sẻ cùng đồng nghiệp…
    – Bồi dưỡng qua học tập từ xa (mạng internet)
    3. Tài liệu hoc tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên
    – Thông tư số 26/2012/TT- BGD&ĐT ngày 10/07/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
    – Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1, 2 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Thành Ủy Lào Cai; Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai và của địa phương;
   – Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 lựa chọn trong chương trình BDTX cho cán bộ, quản lý giáo viên theo thông tư số 36/2011/TT- BGD&ĐT ngày 17/8/2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; 
    IV/ NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG
    1. Nội dung bồi dưỡng 1 (Bồi dưỡng chính trị):
Thời lượng 20 tiết (Do Ban tuyên giáo thành ủy, Phòng GD&ĐT thành phố Lào cai thực hiện)
  – Đường lối, quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, của tỉnh Lào Cai đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; Vấn đề kỷ cương, nền nếp, văn hóa trường học; Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019. Cụ thể:
     Chuyên đề 1: Nghị quyết TW 6,7 khóa XII của BCH TW Đảng; chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của BCH Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới ( Quy trình, cách thức, nội dung, cách ghi nghị quyết….)
   Chuyên đề 2: Triển khai nghị quyết 08- NQ/TW ngày 26/3/2018; Kế hoạch 74/KH-UBND ngày 06/3/2018 của tỉnh ủy; vấn đề kỷ cương, nền nếp, văn hóa trường học; triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.
    Chuyên đề 3: Công tác tuyên truyền XHH giáo dục và kỹ năng tiếp xúc, đối thoại với nhân dân; Kỹ năng họp cha mẹ học sinh.
     2. Nội dung bồi dưỡng 2: Thời lượng 40 tiết
    Tham gia bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch số 23/KH- PGD&ĐT ngày 5/7/2018 của Phòng GD&ĐT TP Lào cai từ ngày 01/8/2018 đến hết ngày 10/8/2018. Nội dung bồi dưỡng như sau:
     – Tổ chức hoạt động xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
     –  Kỹ năng hướng dẫn trẻ mầm non làm quen sớm với toán và tiếng Việt.
     –  Đánh giá sự phát triển của trẻ trong thực hiện chương trình GDMN.
     –  Công tác tuyên truyền XHH giáo dục và kỹ năng tiếp xúc đối thoại với nhân dân.
     –  Hoạt động vui chơi trong giáo dục mầm non.
     –  Công tác quản lí và chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngoài công lập.
     –  Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, gióa dục trẻ mầm non
     –  Định hướng công tác kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia.
     –  Công tác y tế trường học
     –  Hướng dẫn tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhà trẻ.
     –  Giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn.
      3. Nội dung bồi dưỡng 3: Thời lượng 60 tiết
      Cán bộ, giáo viên vận dụng nội dung được bồi dưỡng tập trung, kết hợp nghiên cứu các module tương ứng trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên của cấp học mà Bộ GD&ĐT đã ban hành (Kèm theo kế hoạch số 88/KH-SGD&ĐT ngày 21/05/2018 của Sở GD&ĐT Lào Cai):
      Module 8:  Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 36 tháng tuổi.
      Module 9:  Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3- 6 tuổi.
      Module 12: Tư vấn cho các bậc cha mẹ về chăm sóc giáo dục trẻ từ 3- 6 tuổi.
      Module 13:  Phương pháp tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội.
      Module 14: Phương pháp tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội.
     Module 20: Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
     Module 21: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức.
    Nội dung bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn đội ngũ đang gặp khóa khăn, vướng mắc, đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống giữa những nội dung bồi dưỡng trong các năm học trước và năm học 2018- 2019. Báo cáo quá trình, kết quả thực hiện của cá nhân trước tập thể (Tổ hoặc Hội đồng sư phạm) góp ý, nhận xét, đánh giá, công nhận.
     V/ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ
    1. Nội dung đánh giá

   Các nội dung bồi dưỡng được đánh giá theo thang điểm 10. Điểm của mỗi nội dung gọi là điểm thành phần.
    1.1. Hình thức đánh giá
     – Đối với nội dung  bồi dưỡng 1 và 2: Điểm đánh giá là điểm bài kiểm tra năng lực hè 2018 do Phòng GD&ĐT kiểm tra, đánh giá
     – Đối với (nội dung bồi dưỡng 3) BDTX bằng tự học của cá nhân  kết hợp với các buổi sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ, nhóm chuyên  môn của nhà trường, cụm trường thì giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh thông qua các báo cáo chuyên đề.
     – Nhà trường tổ chức đánh giá; Điểm được áp dụng như sau:
    – Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm ).
     – Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và nghề nghiệp ( 5 điểm ).
     1.2.Thang điểm đánh giá kết quả
     Theo thang điểm từ 0 đến 10 đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 ( gọi là các điểm thành phần ).
     1.3. Điểm trung bình kết quả BDTX
     – Được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX  = [ điểm nội dung 1 + điểm nội dung 2 + điểm TB nội dung 3( 4 mô đun ) ] : 3
      – ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân.
      2. Xếp loại kết quả BDTX
   
 2.1.  Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên và được xếp loại kết quả như sau:
     – Loại Giỏi  nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
     – Loại Khá nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm.
     – Loại Trung bình nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm.
    2.2. Các trường hợp khác được đánh giá là chưa hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
    2.3.  Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của cá nhân là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên và xét các danh hiệu thi đua.
    VI/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Phân cấp tổ chức bồi dưỡng

    1.1. Trách nhiệm của CBQL
    – Chịu trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng đội ngũ của đơn vị.
     – Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng; phê duyệt kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên xong trước ngày 30/8/2018, tổng hợp kế hoạch bồi dưỡng của đơn vị;
     – Nộp kế hoạch của nhà trường về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/9/2018.
     – Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên tự học, tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn; phối hợp sinh hoạt chuyên môn; có thể mời giáo viên cốt cán trường khác, các lãnh đạo, chuyên viên Sở, phòng GD&ĐT;
     – Kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả bồi dưỡng giáo viên trong trường.
     1.2. Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn
     – Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trong tổ.
     – Tham gia đánh giá, xếp loại công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
     – Hàng tháng tổ trưởng báo cáo kết quả thực hiện bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trong tổ mình với ban giám hiệu.
     1.3. Trách nhiệm của giáo viên
     – Căn cứ kế hoạch của Sở, phòng GD&ĐT giáo viên tự lựa chọn 04 module phù hợp với năng lực của bản thân để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
      – Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trong năm học, lộ trình tự bồi dưỡng các module cho cả giai đoạn.
    – Có đầy đủ các loại hồ sơ như: Kế hoạch học tập BDTX; Sổ ghi chép học tập BDTX; Bài thu hoạch; Sản phẩm làm minh chứng việc học tập cảu các module.
     – Chấp hành sự phân công tự bồi dưỡng module cụ thể do CBQL yêu cầu.
     – Tích cực, tự giác bồi dưỡng, hoàn thành đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng năng lực, nghiệp vụ, vận dụng các nội dung bồi dưỡng trong hè và nội dung tự bồi dưỡng để giải quyết những vấn đề cụ thể do thực tiễn chuyên môn đặt ra.
    – Hàng tháng căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân, giáo viên báo cáo Ban chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường về nội dung, thời gian báo cáo kết quả module để ban chỉ đạo bồi dưỡng của nhà trường sắp xếp thời gian đánh giá kết quả của giáo viên.
     2. Hồ sơ lưu trữ
     2.1. Đối với nhà trường

     – Kế hoạch chỉ đạo học tập bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường.
    – Biên bản đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ.
    – Kết quả đánh giá, xếp loại học tập BDTX của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
    – Danh sách cán bộ, giáo viên hoàn thành và chưa hoàn thành.
     2.2. Đối với từng cá nhân cán bộ, giáo viên
    – Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân.
    – Sổ học tập bồi dưỡng thường xuyên.
    – Kết quả minh chứng của các module .
    – Tài liệu bồi dưỡng
    VII/ DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC BDTX
    1. Đ/c: Hà Thị Phương Thơm – Hiệu trưởng ( Trưởng ban)
    2. Đ/c: Vũ Thị Vân – Phó Hiệu trưởng (Phó ban)
    3. Đ/c: Trần Thị Kim Hải – Phó Hiệu trưởng (Ủy viên)
    4. Đ/c: Bùi Thúy Hà – TTCM tổ khối MG bé (Thành viên + Thư ký)
    5. Đ/c: Vũ Thị Thu Hường – TTCM tổ khối MG nhỡ (Thành viên)
    6. Đ/c: Vũ Thị Nga – TTCM tổ khối MG lớn (Thành viên)
  Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trường mầm non Ánh Hồng năm học 2018- 2019. Yêu cầu CBQL,GV,NV nhà trường nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.

Nơi nhận:                                                                                                                               XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
CM Phòng GD&ĐT;                                                                                                 PHÓ HIỆU TRƯỞNG
– CBQL,GV,NV nhà trường;
– Lưu VT,CM./.                                                                       

                                                                                                                                     Vũ Thị Vân

      

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *