Nhận biết còi xương ở trẻ

Nhận biết còi xương ở trẻ sơ sinh

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ sơ sinh với nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương còn có nguyên nhân do trong thời kỳ mang thai, bản thân người mẹ cũng bị thiếu hụt vitamin D, điều này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương từ trong bào thai, chính vì vậy khi chào đời sẽ là một đứa trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng.
 
Đối với trẻ sơ sinh, nguồn thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, nhưng hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ không đủ cung cấp, thì chắc chắn đứa trẻ sẽ bị còi xương. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra thiếu cân, bị rối loạn đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến bệnh còi xương thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết sớm biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh qua việc trẻ thường xuyên quấy khóc, rất hay nôn trớ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, mồ hôi trộm ra nhiều, đặc biệt là tóc mọc vành khăn.

Bên cạnh đó, còi xương ở trẻ sơ sinh còn được biểu hiện ở chỗ xương sọ mềm, kèm theo đầu bị bẹt cá trê, hoặc méo mó theo tư thế nằm, rồi thóp ở trẻ chậm liền, chậm mọc răng, nếu có mọc thì men răng xấu hoặc bị sún.
 

Hậu quả của bệnh còi xương khiến trẻ bị chân vòng kiềng!
 
Hậu quả của bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh

Với các triệu chứng ban đầu của bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời thì chỉ một thời gian rất ngắn sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng xảy ra ở xương như làm giảm phát triển chiều cao ở trẻ, thậm chí ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai thì sinh ra nuôi sẽ rất vất vả, sau này lớn lên chắc chắn sẽ còi cọc và kém phát triển hơn những đứa trẻ đồng trang lứa. Bởi vậy người mẹ trong thai kỳ cần đặc biệt lưu ý bổ sung canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác để giúp trẻ khỏe mạnh từ trong thai nghén.

Trẻ sơ sinh nếu bị còi xương sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất, hình dáng bên ngoài đến trí tuệ so với bạn bè cùng tuổi. Chẳng hạn một đứa trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sau này khi trưởng thành.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, tỉ lệ trẻ sơ sinh còi xương sau này rất dễ bị béo phì do chiều cao hạn chế. Không những thế, bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh còn gây biến dạng xương thậm chí là gây tử vong do rất dễ mắc bệnh viêm phổi…

Còi xương ở trẻ sơ sinh được xác định như một loại bệnh lý thường gặp, chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần lưu ý để có những cách khắc phục và phòng tránh ngay từ sớm nhất.

Phòng bệnh còi xương như thế nào?
 
Còi xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Tất cả các bà mẹ đang cho con bú (dưới 6 tháng) đặc biệt là trong mùa đông xuân, nhu cầu vitamin D ước lượng chừng 500 đơn vị quốc tế mỗi ngày. Sau khi sinh, từ tuần thứ 2  trở đi mỗi ngày 400 đơn vị quốc tế vitamin D dưới dạng đậm đặc, ít ra là trong 6-12 tháng đầu.

Với trẻ đẻ thấp cân dễ bị còi xương là do cơ thể không dự trữ đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D còn yếu, vì vậy những trẻ này cần được bổ sung vitamin D và canxi để phòng bệnh còi xương.

Mẹ nên chọn Vitamin D3Canxi nano kết hợp với MK7 – đây là bộ 3 dưỡng chất giúp xương trẻ phát triển chắc khỏe, chiều cao phát triển tối đa, phòng ngừa bệnh còi xương. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung Immune Alpha, Sữa non, FOS…giúp tăng cường sức đề kháng và giảm ốm vặt, từ đó trẻ có thể hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất và phát triển toàn diện nhất.
 


This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *